Một số tập tục Tự_do_yêu_đương

Việt Nam, có nhiều vùng miền có những nét truyền thống độc đáo, đề cao sự tự do yêu đương như các phiên chợ tình, lễ hội, tập tục:[3] Các phiên chợ tình Sa Pa ở Sapa, Chợ tình Khau VaiHà Giang, trước đây chợ chỉ dành cho những đôi tình nhân lỡ duyên mỗi năm một lần gặp lại, có thể cả vợ cùng chồng dắt nhau xuống chợ, tuy họ là vợ chồng, chốc nữa họ bỏ nhau đi tìm người yêu cũ, vì một lý do nào đó mà trước kia họ không lấy được nhau. Chợ tình Mộc ChâuSơn La không chỉ là nơi hẹn hò của những đôi yêu nhau, của những người muốn tán tỉnh nhau mà còn là nơi để những người đã nên vợ nên chồng có thể hẹn gặp người yêu cũ của mình.

Lễ hội Trò TrámPhú Thọ, lễ hội về tình yêu, về sự nguyên thủy của con người, sự sinh sôi nảy nở, Lễ hội phồn thực Trò Trám nhằm gắn kết con người với cuộc sống lao động, ca ngợi tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Ngày hội đập trống của người Ma CoongQuảng Bình với một đêm được tự do yêu đương, sống trong hoang sơ mà không phải băn khoăn các giới hạn, luật lệ.

Ngoài ra, người dân tộc người Thái ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có tục ngủ thăm là phong tục thể hiện khát vọng tự do yêu đương, được tự do lựa chọn người bạn đời của mình. Khi trai gái đến tuổi trưởng thành, người con trai thường đến nhà người con gái để xin phép gia đình tìm hiểungười con gái mình đem lòng yêu. Sau quá trình tiếp xúc, nếu cả hai nảy sinh tình cảm, người con trai sẽ xin phép gia đình người con gái được ngủ thăm. Dân tộc Vân Kiều miền núi Quảng Bình có tục đi sim, tình tự, là nét đẹp văn hóa, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Vân Kiều. Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, trong quá trình tìm hiểu có giai đoạn rất quan trọng chính là đi sim. Khi hai bên đã thấy tâm đầu ý hợp sẽ về báo với cha mẹ. Hai bên gia đình thống nhất, đám cưới sẽ được tiến hành theo nghi thức truyền thống.[4] Người Mông cũng là dân tộc có phong tục tôn trọng tự do yêu đương.[5]

Ở Trung Quốc có tục đổi váy của thiếu nữ thuộc tộc Di, sau khi trải qua nghi thức đổi váy ở tuổi trăng rằm, thiếu nữ dân tộc Di có quyền tự do yêu đương, thậm chí quan hệ ân ái rồi mới định ngày thành hôn. Nghi lễ đổi váy đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của người phụ nữ tộc Di. Khi được choàng lên mình bộ váy áo mới, cô gái có quyền tự do tìm kiếm người thương. Chỉ cần chàng trai môn đăng hộ đối và xa huyết thống là hai người được phép quan hệ. Tới khi cô gái có tin mừng, nhà trai sẽ chủ động tìm tới nhà gái, dâng lễ cưới và định ngày thành hôn.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_do_yêu_đương http://www.iisg.nl/womhist/manfreuk.pdf http://www.iisg.nl/womhist/polder.pdf http://www.gutenberg.org/files/20715/20715-h/20715... http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Cung-trai-gai-V... http://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/yeu-thoang... http://dantri.com.vn/c730/s812-626720/Hong-Lau-Mon... http://dantri.com.vn/c730/s812-631952/Che-do-no-le... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120702/bi-phan... http://phapluattp.vn/20100511012148461p1060c1105/g... http://www.phapluatvn.vn/quocte/chuyen-la/201207/a...